Lịch sử Mã số nhận diện nhựa cây

Đoàn thể của ngành Công nghiệp Nhựa (SPI) giới thiệu hệ thống Mã số Nhận diện Nhựa cây (RIC) vào năm 1988. Dù SPI cho rằng mã số không dùng cho tái chế, sau này hệ thống được vay mượn bởi các cá nhân và tổ chức để hỗ trợ cho việc phân loại nhựa khi mà các cộng đồng ngày càng tái chế nhiều hơn.[2] Và để đáp ứng nhu cầu của những người tái chế trên khắp đất Mỹ, hệ thống RIC được thiết kế sao cho những công nhân ở các nhà máy Phục hồi và Tái chế Nguyên vật liệu sắp xếp và phân tách các món đồ dựa theo loại nhựa cây dễ dàng hơn. Các loại nhựa khác nhau cần được tái chế riêng để giữ nguyên giá trị của vật liệu và để nó có thể được tái sử dụng sau khi tái chế.

Ở bản gốc, các ký hiệu thuộc hệ thống RIC có những mũi tên chỉ theo chiều kim đồng hồ, tạo thành hình tam giác bao quanh một con số. Con số đó chỉ loại nhựa được sử dụng để làm nên sản phẩm đó:

  • "1" biểu thị sản phẩm được làm từ terephtalat polyetylen (PET) (chai đựng đồ uống, cốc, bao bì,...)
  • "2" biểu thị sản phẩm được làm từ polyethylen mật độ cao (HDPE) (chai, cốc, can sữa,...)
  • "3" biểu thị sản phẩm được làm từ polyvinyl chloride (PVC) (ống nước, lát sàn,...)
  • "4" biểu thị sản phẩm được làm từ polyethylen mật độ thấp (LDPE) (Túi nylon, ống,...)
  • "5" biểu thị sản phẩm được làm từ polypropylen (PP) (phụ tùng ô tô, sợi công nghiệp, hộp đựng thực phẩm,...)
  • "6" biểu thị sản phẩm được làm từ polystyren (PS) (dao dĩa nhựa, Styrofoam, khay ăn căn-tin,...)
  • "7" biểu thị sản phẩm được làm từ các loại nhựa khác, như acrylic, nylon, polycacbonataxit polylactic (PLA).

Khi số bị bỏ qua, mờ,..., các mũi tên xếp thành hình tam giác tạo thành ký hiệu tái chế quốc tế, chỉ sự tái chế được. Sau này RIC được chỉnh sửa lại thành hình tam giác cứng để tránh việc người dùng nhầm lẫn công dụng của RIC, và cũng bởi vì một món đồ có ký hiệu RIC không đồng nghĩa với việc nó có thể tái chế được.

Năm 2008, ATSM Quốc tế bắt đầu nắm quyền quản lý hệ thống RIC và phát hành Thủ tục Chuẩn-ASTM D7611 cho Điều khoản Đánh mã Nhựa Sản xuất cho Nhận diện Nhựa cây.[3] Vào năm 2013, tiêu chuẩn này được chỉnh sửa, đổi các mũi tên tạo thành hình tam giác thành hình tam giác cứng.

Từ khi được giới thiệu, nhiều người cho rằng RIC là biểu hiện của sự tái chế, nhưng thực chất sự có mặt hay không của RIC không đồng nghĩa với việc món đồ đó có tái chế được hay không.